Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Giới luật

Giới luật là Thánh hạnh (hạnh không làm khổ mình, khổ người), là pháp vô lậu, là sự giải thoát chân thật của một người sống đúng giới luật, là một người hướng đạo tốt dẫn đường, dắt lối chúng ta đến bờ giải thoát, là những hành động sống Thánh thiện tuyệt vời, đầy đủ đức hạnh nhân bản làm người – sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai.

Giới luật là thiện pháp, là đức hạnh vì thế người sống đúng giới luật thì chuyển được ác nghiệp, do chuyển được ác nghiệp mới không còn đau khổ, không còn đau khổ là công đức, là đạo đức làm Người, làm Thánh.

Giới luật là thiện pháp, là đức hạnh không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Người nào có những hành động làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai là người phạm giới, phá giới. Vả lại giới luật là thiện pháp, người sống trong thiện pháp là người không phạm giới, người sống trong ác pháp là người phạm giới.

Giới luật là đức hạnh nên đạo Phật xây dựng mình trên nền đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và khổ cả hai. Giới luật giúp cho con người vượt thoát ra khỏi sông mê biển khổ của cuộc đời. Giới luật là pháp môn vô lậu mang đến những kết quả giải thoát thực tế, cụ thể, rõ ràng hiện tại, không có thời gian chờ đợi cho những người tu sĩ Phật giáo, đến để mà thấy kết quả ngay liền. Giới luật là một pháp môn làm nền tảng vững chắc cho sự tu học căn bản của Tăng, Ni và cư sĩ đúng chánh Phật pháp.

Giới luật là một pháp môn để mọi người sống có đức hạnh làm Người, làm Thánh, là thiện pháp, là đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai và khổ chúng sanh; là vị Thầy đức độ đầy đủ, một vị Đạo Sư của mọi người.

Giới luật là sự sống của đệ tử Phật, là sự giải thoát khổ đau của kiếp làm người. Đời sống giới luật là đời sống thoát khổ. Người tu hành theo Phật giáo thì phải lấy giới luật và giáo pháp của Phật làm sự sống của mình. Giới luật là pháp môn tu tập để ly dục ly ác pháp, nên giải thoát được đời sống của con người ra khỏi mọi ham muốn và mọi sân hận, phiền não khổ đau. Giới luật là những phương pháp tu tập hằng ngày để ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, và cuối cùng để đạt được kết quả giải thoát tâm vô lậu, chứng Thánh quả A La Hán.

Giới luật là thức ăn của thiền định, nếu không có giới luật thì không có thiền định, cho nên thành tựu viên mãn giới luật là có thiền định. Giới luật thuộc về pháp môn Tứ Chánh Cần, trên pháp môn Tứ Niệm Xứ. Giới luật là cấp học quan trọng nhất trong Tam Vô Lậu Học và tu tập khó nhất trên đường tìm cầu đạo giải thoát theo đạo Phật. Người nào tu hành mà không giữ gìn giới luật, không tu giới luật, không sống đúng giới luật, thì có tu suốt đời cũng tu chẳng tới đâu, chỉ còn tu danh, tu lợi, tu tưởng, chẳng bao giờ có giải thoát thật sự.

Nếu không tu giới luật mà tu trí tuệ thì trí tuệ đó là tà tuệ, kiến giải, tưởng giải, là trí tuệ tích lũy. Giới luật gồm có nhiều giới, mỗi giới đều có tính chất đặc thù riêng về đức và hạnh nên mới được mang tên là “Giới Vô Lậu”, nên mới được mọi người cung kính và tôn trọng, nên mới đem lại sự an vui hạnh phúc cho cá nhân. Giới luật của Phật dạy người tu hành giải thoát là dạy đạo đức. Đạo đức tức là sự giải thoát cho mình cho người, nghĩa là người có đạo đức là người không làm khổ mình khổ người, vì ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, sám hối, làm chuyện mê tín, bố thí, v.

... đều còn trong phước hữu lậu, mà phước hữu lậu có thì còn làm khổ mình khổ người. Giới luật là tri kiến giải thoát của người tu sĩ. Giới luật là một pháp môn tu hành của đạo Phật, chớ không phải là pháp luật của một quốc gia.

Giới luật gồm có:

1- Năm giới tại gia.

2- Mười giới xuất gia. Đối với tu sĩ, Giới luật là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ. Đối với phật tử tại gia lấy năm giới làm giới trọng, lấy bốn hòa làm giới khinh, lấy ba đức làm nòng cốt cho cuộc sống hằng ngày của mình; lấy tám giới làm đường đi đến đích giải thoát.

Gợi ý